Khởi động mô hình nghiên cứu xây dựng quyết định dựa trên các kịch bản quản lý rủi ro: An ninh tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Với sự hỗ trợ của Chương trình Sáng kiến cảnh quan bền vững ISLA của Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH), trường Đại học học quốc gia Úc (ANU) sẽ phối hợp với Viện Chính sách và chiến lược PTNNNT (IPSARD) nghiên cứu mô hình cân bằng nước bao gồm phân tích chi phí-lợi ích cho một số lựa chọn phân bổ nguồn nước hồ chứa Đơn Dương, sông Đa Nhim giữa Ninh Thuận và hạ lưu Lâm Đồng, nhằm cung cấp cho tỉnh Lâm Đồng và các bên liên quan các cơ sở khoa học để trao đổi và cân nhắc các giải pháp can thiệp tối ưu. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ gợi ý về cơ chế định giá dịch vụ nước cho mô hình hợp tác công- tư PPP thử nghiệm cho vùng sản xuất rau tại Huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Nhằm triển khai hoạt động trên, chiều ngày 5/4/2016, Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (CAP), IPSARD tổ chức hội thảo: “Khởi động mô hình nghiên cứu xây dựng quyết dựa trên các kịch bản quản lí rủi ro: An ninh tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” do Ông Hoàng Vũ Quang- Phó Viện trưởng IPSARD, Giáo sư Quentin Grafton, ANU và Ông Flavio Corsin- Giám đốc IDH Việt Nam nhằm tham vấn khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cho hoạt động.

 


GS. Quentin Grafton trình bày tổng quan và mục tiêu nghiên cứu

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp & PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường; các chuyên gia cao cấp. Sau báo cáo của ANU, các thành viên đánh giá cao mục tiêu và tính cần thiết của hoạt động đối với Việt Nam, tuy nhiên, các đại biểu cũng khẳng định những thách thức trong triển khai nghiên cứu do tính đa bên của hoạt động  gồm Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN và Bộ Nông nghiệp &PTNT trong việc tái phân bổ nguồn nước thủy điện Đa Nhim.


Tập trung thảo luận

TS. Đặng Kim Khôi- Giám đốc CAP- đại diện nhóm nghiên cứu Việt Nam cảm ơn các ý kiến góp ý giá trị của các đại biểu, đồng thời khẳng định nhóm nghiên cứu 2 nước sẽ thảo luận sâu trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp nhằm xây dựng khung nghiên cứu, phương pháp luận thể và thiết thực nhất đối với Lâm Đồng. TS. Khôi cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ của các Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia để nghiên cứu được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất.


TS. Đặng Kim Khôi trình bày về vùng nghiên cứu

Tin tức