Hoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố nằm ở cực Nam của Tổ quốc có diện tích gần 40.000km2, dân số khoảng 18 triệu người, được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu với bờ biển dài phong phú về hải sản. Đây là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, cây ăn trái của cả nước.Hàng năm khu vực ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lúa, 92% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây và đóng góp 52% sản lượng và 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu mạnh về thủy sản và là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Để phát huy tiềm năng và thế mạnh của vùng ĐBSCL, trong nhiều năm qua, ngành ngân hàng đã tập trung nguồn lực đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với các ngành chủ lực của vùng là nuôi trồng - sản xuất - xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và rau quả.

Nhằm đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngân hàng cho khu vực ĐBSCL thời gian qua, những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư tín dụng để đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện an sinh xã hội tại ĐBSCL, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảoHoạt động tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long” vào ngày 12/7/2016 tại Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long MDEC – Hậu Giang 2016. Tham dự Hội thảo có trên 200 đại biểu đến từ các Bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, các nhà khoa học, các chuyên gia, đại diện các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại, một số Hiệp hộidoanh nghiệp.

Hội thảo là cơ hội để ngành Ngân hàng trao đổi thảo luận ý kiến từ các địa phương, doanh nghiệp và các chuyên gia, nhà khoa học để ngày càng hoàn thiện các chính sách tín dụng và hoạt động ngân hàng, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực ĐBSCL. 

Trong khuôn khổ của hội thảo, anh Đỗ Huy Thiệp, trưởng phòng Mô hình Kinh tế và Phân tích Chính sách của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đã có bài tham luận và trình bày với nội dung: “Giải pháp trong tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng để phát triển bền vững khu vực ĐBSCL”. Phần lớn các nội dung chính của bài trình bày được lấy từ kết quả điều tra hộ nông dân trong khuôn khổ dự án “ADP/2011/039: đánh giá khả năng ứng phó của nông dân với BĐKH: Các lựa chọn chính sách” do ACIAR tài trợ. Bài trình bày đã chỉ ra những tác động của BĐKH tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL. Bài trình bày cũng đánh giá nhận thức của các hộ nông dân đối với thiên tai và các biện pháp ứng phó của hộ. Từ những phân tích trên, anh Đỗ Huy Thiệp cũng đưa ra một số những khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ các hộ nông dân trong việc ứng phó với BĐKH.

Tin tức

Đối tác

Video

Facebook

Nội bộ