Điều tra hộ lần 3 cho dự án "Đánh giá việc ứng phó BĐKH của hộ nông dân - Các lựa chọn chính sách"

Giai đoạn cuối 2015 đến đầu 2016 là thời điểm nhập mặn diễn ra kỷ lục tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Ước tính, nhập mặn đã tàn phá hơn 240 nghìn héc ta lúa và hơn 2000 nuôi trồng thủy sản. Nhập mặn kéo dài không chỉ đe dọa trực tiếp đến sinh kế của 1,1 triệu hộ nông dân vùng ĐBSCL mà còn là nguy cơ rất lớn đối với an ninh lương thực của thế giới – do khu vực này là vựa lúa chính của Việt Nam – quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới.

Từ năm 2012 đến 2015, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đã phối hợp cùng Trung tâm Chính sách Nông nghiệp Trung Quốc và được sự hỗ trợ của chính phủ Úc đã tiếp hành điều tra các hộ nông dân bị ảnh hưởng do nhập mặn tại ĐBSCL. Mặc dù dự án dự kiến sẽ kết thúc vào 6/2016, tuy nhiên, nhận thấy tầm quan trọng của đợt nhập mặn năm 2016, nhóm nghiên cứu đã đề xuất cùng phía nhà tài trợ và được chấp thuận để kéo dài thời gian dự án và tiến hành điều tra lặp lần hai đối với các hộ nông dân tại Bến Tre và Trà Vinh.

Mục tiêu của đợt điều tra lặp trong năm 2016 là để cập nhật lại tình hình thiên tai và ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp của hộ dân và các biện pháp ứng phó của hộ trong trường hợp thiên tai cực đoan nghiêm trọng. Bên  cạnh đó, Tiến sĩ Đặng Kim Khôi cùng các nghiên cứu viên tại Trung tâm cũng đã có buổi làm việc cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre nhằm trình bày một số kết quả ban đầu của dự án, đồng thời cập nhật tình hình thiệt hại do thiên tai năm 2016 và các biện pháp ứng phó từ phía chính quyền địa phương.

Hoạt động điều tra được thực hiện bởi các cộng tác viên tại Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên trường Đại học An Giang dưới sự giám sát của các nghiên cứu viên của Trung tâm. Sau đây là một số hình ảnh của chuyến công tác:

1. Buổi tập huấn tại trường ĐH An Giang

 

2. Cánh đồng lúa tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre bị nhập mặn từ 20/12/2015 đến nay vẫn chưa thể xuống giống do chưa có nước ngọt

 

3. Vụ Đông Xuân 2015-2016 hộ gần như mất trăngs, lúa thu được chất lượng rất xấu, hạt lép, chỉ có thể cho gà vịt ăn hoặc xay làm bột để làm thức ăn cho trâu bò

 

 

4. Ba Tri và Thạnh Phú là hai huyện chăn nuôi bò lớn nhất tại Bến Tre với thương hiệu Bò Ba Tri nổi tiếng, nhờ nguồn thu nhập từ chăn nuôi bò, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện đã không bị ảnh hưởng quá lớn khi mất đi nguồn thu từ cây lúa

 

 

5. Nhóm phỏng vấn tới nhà các hộ dân do cán bộ Hội phụ nữ thôn dẫn đường

 

6. Giám sát viên Nguyễn Đình Đạo và Đoàn Thị Minh Thu hỗ trợ các bạn điều tra viên trong quá trình phỏng vấn

 

 

 

7. Buổi phỏng vấn ngày 23/6 diễn ra tại Đình Thần xã Tân Thạnh để thuận lợi  cho việc di chuyển của các hộ nông dân

 

Tiến sĩ Đặng Kim Khôi làm việc cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre

Tin tức

Đối tác

Video

Facebook

Nội bộ