Khảo sát thực địa bổ sung cho dự án “Đánh giá việc ứng phó BĐKH của hộ nông dân-Các lựa chọn chính sách”

Từ cuối năm 2014 đến nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino kéo dài, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu nước, khô hạn liên tục xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp tỉnh Bình Định, lượng mưa 6 tháng đầu năm 2016 thiếu hụt 42% so với trung bình nhiều năm (397mm). Tính đến thời điểm ngày 25/7/2016, các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn 158/578 triệu m3, đạt 27% dung tích thiết kế, chỉ bằng 84% so với cùng kỳ năm 2015. Toàn tỉnh đã có 125/165 hồ cạn nước.

Hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên toàn tỉnh. Diện tích dừng sản xuất trong vụ Hè thu năm 2016 là 2.050 ha. Cuối tháng 6 và đến nay xảy ra nắng nóng đã làm 1.374 ha cây trồng bị hạn, khả năng thiếu nước và bơm vượt mức bình thường vào cuối vụ là 7.664ha.  Thiếu nước sinh hoạt hơn 2.288 hộ, gây thiệt hại khoảng 86 tỷ đồng.

Nhận thấy tầm quan trọng của đợt hạn hán năm 2016, Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp đã tiến hành thực địa bổ sung đối với một số hộ nông dân tại xã Mỹ Châu và xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định từ ngày 19-23 tháng 9 năm 2016. Mục tiêu của đợt thực địa bổ sung là để cập nhật tình hình thiên tai và ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp của hộ dân và các biện pháp ứng phó của hộ. Đoàn thực địa bổ sung tại Bình Định bao gồm: Phó giám đốc Trung tâm, ThS Lê Thị Hà Liên; Nghiên cứu viên: Nguyễn Đình Đạo.

Một số hình ảnh hoạt động của đoàn:

Đoàn công tác làm việc với Sở Nông nghiệp tỉnh Bình Định

Đoàn công tác làm việc với UBND huyện Phù Mỹ

Đoàn công tác làm việc với các hộ dân thuộc xã Mỹ Châu và Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ

Hồ nước Hóc Nhạn (xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ) đã cạn kiệt nguồn nước

Chuyển đổi sang trồng ngô là một biện pháp ứng phó với hạn hán tại một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả do thiếu nước tại xã Mỹ Thọ, xã Mỹ Châu

Tin tức