Hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập Asean”

Ngày 15/9/2016 tại Hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN” tại Hà Nội do Quỹ Hòa Bình và phát triển Việt Nam tổ chức, TS Đặng Kim Khôi – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đã có bài trình bày về “Tác động của việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN đến ngành nông nghiệp. Hội thảo có sự tham gia của Bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó chủ tịch nước – lãnh đạo Quỹ Hòa bình phát triển Việt Nam, Ông Lê Quốc Doanh – thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, TS Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, bà Liliane Danso Dahmen – Giám đốc văn hòng RLS Đông Nam Á, , đại diện của các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, các chuyên gia và học giả quốc tế để trao đổi và thảo luận tại hội thảo. Trong phạm vi bài trình bày, TS Đặng Kim Khôi điểm qua tình hình thương mại nông sản của Việt Nam và ASEAN, đánh giá một số cơ hội và thách thức đối với các ngành hàng nông nghiệp Việt Nam và đề xuất một số gợi ý hợp tác thúc đẩy thương mại nông nghiệp trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

 

Ông Đặng Kim Khôi trình bày tại hội thảo

Tương tự như các hiệp định thương mại tự do khác, trong khuôn khổ AEC, Việt Nam và các nước ASEAN thực hiện các cam kết như cắt giảm thuế quan, cam kết vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT), cam kết đầu tư, cam kết sở hữu trí tuệ …. Cho đến nay, cơ bản Việt Nam đã thực hiện xóa bỏ đến 91% số dòng thuế NLTS, chỉ còn 1 số dòng thuế duy trì ở mức 0-5%, một số dòng thuế không cam kết cắt giảm và áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm. Trong đó, một số mặt hàng nhạy cảm như đường củ cải, đường mía (dạng thô, tinh), trứng muối, lá thuốc lá sẽ thực hiện xóa bỏ hạn ngạch thuế quan vào năm 2018. Đây là những mặt hàng dự kiến sẽ chịu tác động lớn từ việc thực thi các cam kết trong AEC đối với Việt Nam.

Tham gia AEC sẽ mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN và Việt Nam trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Trong đó, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng xuất khẩu gạo sang Philippine, Malaysia, Indonexia; rau quả sang Campuchia, Myanmar,… nhập khẩu các nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất (như lá thuốc lá, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, gỗ nguyên liệu), mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư, đẩy mạnh tham gia cùng ASEAN trong các hợp tác chung với các đối tác như WTO, FAO, OIE, IPPC, Codex, CITES, thúc đẩy xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất và chế biến VietGAP, ASEAN GAP, Global GAP hoặc Euro GAP, HACCP, phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu, từ đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh và giá trị NLTS của Việt Nam,  Tham gia các chương trình bảo vệ rừng và môi trường khu vực như PFES, REDD+, VPA … Đẩy mạnh đầu tư sang/thu hút đầu các nước trong khối, mở rộng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp + chiến lược kinh doanh mang tầm nhìn khu vực; và cùng tham gia hợp tác hỗ trợ kỹ thuật các nước trong khu vực;

Tuy nhiên, ngành NLTS Việt Nam cũng phải đứng trước nhiều thách thức như tăng sức ép cạnh tranh với NLTS nhập khẩu (Thái Lan, Lào …), đặc biệt các ngành hàng nhạy cảm (khi phải dỡ bỏ việc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) với trứng, muối, đường năm 2018) có nguy cơ thu hẹp sản xuất; Gia tăng cạnh tranh với đối thủ lớn khác như Thái Lan trong xuất khẩu gạo, rau quả, thủy sản; và gặp thách thức bẫy “gia công” trong một số ngành yếu thế (như chăn nuôi).

 

Ông Đặng Kim Khôi trả lời báo chí bên lề hội nghị 

Kết thúc phần trình bày, TS Đặng Kim Khôi đề xuất một số gợi ý hợp tác trong khôi ASEAN bao gồm i) Thúc đẩy hợp tác lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp trong khu vực: Tiếp tục xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn chung về chất lượng, an toàn và bảo vệ sức khỏe, thực hiện chứng nhận chung (trong sản xuất, xuất khẩu); Xây dựng các giải pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, áp dụng chung cho khu vực thông qua sử dụng hướng dẫn chung; Doanh nghiệp: Thiết lập hệ thống quy tắc đạo đức kinh doanh, quy định trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh. ii)  Thúc đẩy hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ; Thông tin thị trường, định hướng đầu tư và quản lý thương mại biên giới.

Tin tức