TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI VÌ NGƯỜI NGHÈO TẠI VIỆT NAM

Đất đai là nguồn lực quan trọng đối với quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất là một tài sản quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, thu nhập và đảm bảo sinh kế cho 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, và trên 50% lực lượng lao động có sinh kế phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp, trong đó đất đai là yếu tố sản xuất chính. Hiện nay, ở Việt Nam, trung bình mỗi hộ có 5-7 mảnh đất khác nhau. Do đó, cần phải có các chủ trương và chính sách tạo điều kiện cho quá tình tập trung đất đai công bằng, bền vững và hiệu quả để mở rộng các cơ hội cải thiện sinh kế cho người nông dân đặc biệt là người nghèo, dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh trên, Oxfam phối hợp với các đối tác bao gồm Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (CAP) thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Hội nông dân Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), và Trung tâm Hỗ trợ Năng lực và Hợp tác Cộng đồng (ACEP) tiến hành nghiên cứu “Tập trung đất đai vì người nghèo ở Việt Nam”. Bên cạnh sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia, nghiên cứu sử dụng phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu tình huống với 10 tình huống cụ thể về 10 mô hình tập trung đất đai khác nhau, từ đó rút ra được các bài học thực tiễn và đưa ra 12 khuyến nghị tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Dự án:       Tập trung đất đai vì người nghèo ở Việt Nam

 

 

Tin tức