Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đang phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng, Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH) triển khai “Chương trình phát triển Tây Nguyên bền vững” (ISLA). Mục đích của Chương trình là kết nối khối công và tư cùng thiết kế và đầu tư thực hiện các giải pháp quản lý hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nước, rừng.
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đang phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng, Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH) triển khai “Chương trình phát triển Tây Nguyên bền vững” (ISLA). Mục đích của Chương trình là kết nối khối công và tư cùng thiết kế và đầu tư thực hiện các giải pháp quản lý hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nước, rừng.
Một trong các hoạt động chính của Chương trình trong 2016 là phối hợp với Tổng Cục Thủy Lợi và Trường Đại học Quốc gia Úc (ANU) nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm cơ chế quản lí và phân bổ nguồn nước bền vững cho lưu vực sông Đa Nhim thông qua quy trình ROAD với các công cụ quản lí và định giá dịch vụ nước. Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp (CAP) được cử làm đầu mối phía Việt Nam để phối hợp và hỗ trợ ANU thực hiện hoạt động này.
Từ ngày 6 đến 8 tháng 4 năm 2016, Nhóm nghiên cứu của CAP đã cùng với các chuyên gia hàng đầu thế giới của ANU tổ chức chuyến công tác xuống Lâm Đồng nhằm giới thiệu khung hoạt động, xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh, tham vấn các cơ quan và chuyên gia liên quan, thăm địa bàn và thu thập thông tin. Đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, Nhà máy Thủy điện Đa Nhim, HTX Thành Nghĩa và một số hộ nông dân rau, hoa tại huyện Đơn Dương.
Trong chuyến công tác, đoàn đã được UBND tỉnh Lâm Đông ủng hộ về chủ trương, được các Sở ban ngành tiếp đón và hỗ trợ nhiệt tình trong việc cung cấp thông tin. Sau chuyến đi, Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu, chạy các kịch bản phân tích chi phí-lợi ích và rủi ro. Dự kiến tháng 6/2016, nhóm nghiên cứu sẽ trở lại Việt Nam để thẩm định và tham vấn kết quả, đồng thời thử nghiệm cơ chế đối thoại giữa các nhà hoạch định chính sách liên quan để ra quyết định dựa trên các kịch bản khoa học.
Nhóm Nghiên cứu Trường Đại học Quốc gia Úc - ANU
1. Giáo sư Quentin Grafton, ANU, Giám đốc Mạng lưới Lương thực, Năng lượng, Môi trường và Nước (FE2W Network)
2. Tiến sỹ Claudia Ringler, Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), Chủ tịch FE2W Network
3. Bà Daniell Katherine Anne, Giảng viện ANU
4. Ông Paul Wyrwoll, Nghiên cứu sinh Tiến sỹ ANU
|
Một số hình ảnh của chuyến đi thực địa: