Đánh giá khả năng ứng phó của nông dân với Biến đổi khí hậu – Các lựa chọn chính sách

Mục tiêu chung

Nhằm đánh giá khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của hộ nông dân và thiết kế chính sách để giảm thiểu chi phí ứng phó, từ đó nâng cao sinh kế của hộ.

Mục tiêu cụ thể

 · Xác định những đối tượng nông dân chịu rủi ro do biến đổi khí hậu thông qua việc sử dụng dữ liệu điều tra nông hộ để đánh giá cách thức và chi phí ứng phó biến đổi khí hậu của các đối tượng nông dân khác nhau.

 · Lập mô hình dự báo ảnh hưởng thông qua diễn biến thị trường đối với giá cả và đầu ra, từ đó là thu nhập của người nông dân và các cách ứng phó của họ đối với biến đổi khí hậu. Sử dụng các mô hình này cùng với khung đánh giá để đánh giá các tác động của các lựa chọn chính sách.

Những kết quả đạt được

 · Dự án đã tiến hành điều tra sâu 670 nông hộ và 49 trưởng thôn trên địa bàn 3 tỉnh, từ đó xây dựng bộ cơ sở dữ liệu lặp 5 năm.

 · Nhóm dự án đã tiến hành đào tạo kỹ thuật cho cán bộ và sinh viên của trường đại học An Giang và trường đại học Quy Nhơn về kỹ thuật điều tra. Các hoạt động nâng cao năng lực cán bộ cũng đã được thực hiện với sự phối hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc, nội dung chính là xây dựng mô hình.

 · Chị Phạm Thị Thủy - cán bộ dự án - đã nhận được học bổng thạc sĩ John Allwright.

· Nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện một số bài viết chuyên đề nhằm nâng cao hiểu biết về ứng phó của người nông dân với biến đổi khí hậu.

Kế hoạch và hoạt động sắp tới

· Thực hiện các phân tích kinh tế lượng để đánh giá yếu tố quyết định tới lựa chọn cách ứng phó biến đổi khí hậu của người nông dân, bao gồm: (i) Tác động của các chính sách hỗ trợ của chính phủ lên hành vi của người nông dân trong việc ứng phó biến đổi khí hậu; (ii) Tác động của tài sản hộ gia đình và tài sản cộng động lên hành vi của người nông dân; (iii) Tác động của vốn xã hội, tài sản nông hộ, cơ sở hạ tầng thôn bản đối với nhận thức của người nông dân; (iv) Tác động của hành vi ứng phó của nông hộ đối với năng suất lúa; (v) Tác động của biến động giá và biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp; (vi) Tác động của thiên tai lên đa dạng hóa cây trồng; và (vii) Tác động của giới lên hành vi ứng phó của nông hộ. 

· Đánh giá tác động dài hạn của biến đổi khí hậu lên sản xuất và giá cả lúa gạo, thương mại và thu nhập của nông dân bằng cách sử dụng Mô hình mô phỏng chính sách nội địa (CAPSiM) và Mô hình phân tích thương mại toàn cầu (GTAP).

· Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp đã được nhằm làm giảm chi phí ứng phó biến đổi khí hậu của nông dân: Sử dụng khả năng mô hình hóa cùng với khung đánh giá để đánh giá tác động của các lựa chọn chính sách, và để xác định và thúc đẩy thực hiện ưu tiên chính sách nhằm hỗ trợ hộ nông dân ứng phó với biến đổi khí hậu. 

· Phổ biến và thảo luận các kết quả thu được thông qua các bài báo trên tạp chí quốc tế, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế và nâng cao năng lực hoạch định chính sách.

 

Hình 1: Nhóm nghiên cứu của dự án làm việc cùng cán bộ nông nghiệp tỉnh Bình Định, huyện Phù Mỹ, xã Mỹ Quang, cán bộ HTX NN Mỹ Quang và một số hộ nông dân xã Mỹ Quang.

Hình 2: Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Phó viện trưởng IPSARD) thăm cánh đồng lúa của hộ ông Trần Văn Vinh bên cạnh hệ thống giếng khoan và đường dây điện của hộ.

Hình 3: Chỉ trên diện tích 5500m2 ruộng của mình ông Vinh đã khoan hơn 14 mũi trong khoảng thời gian từ 1999 tới nay, trong đó chỉ 7 giếng là có nước, trong ảnh là 5 mũi giếng khoan chỉ trong 1 khoảnh đất rất nhỏ.

 

 

Tin tức