Giới thiệu
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (ARP) chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp đảm bảo các mục tiêu ngành mang tính vật chất sang đảm bảo 3 trụ cột chính trong phát triển bền vững. Chủ trương của đề án hướng tới một ngành nông nghiệp theo định hướng thị trường và định hướng nhu cầu của người tiêu dùng, chính phủ thay vì đóng vai trò là nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ công chuyển sang tạo môi trường thúc đẩy đầu tư và cung cấp dịch vụ từ các tổ chức/doanh nghiệp khác. Đề án kêu gọi sự hợp tác rộng rãi giữa các bên bao gồm nhà nước, khu vực tư nhân, các tổ chức cộng đồng/nông dân, cộng đồng khoa học – Gọi tắt “4-nhà”.
Việc thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” là một chương trình quản lý sự thay đổi. Các mục tiêu của Đề án sẽ không thể đạt được nếu xem việc triển khai đề án chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của các cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mà phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi mang tính tổ chức trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu sự hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới (WB) trong quá trình thực hiện Đề án. Ngân hàng thế giới đang trong quá trình chuẩn bị dự án mới “Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững – VnSAT” gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đặc biệt hỗ trợ quá trình thực hiên chương trình mới đối với 2 ngành hàng: Sản xuất lúa gạo giá trị cao cho xuất khẩu (ở Đồng bằng Sông Cửu Long) và cà phê (ở Tây Nguyên).
Hợp phần A của dự án tập trung hỗ trợ Tăng cường thể chế cho tái cơ cấu nông nghiệp. Cụ thể hơn, hợp phần này sẽ tập trung vào việc tăng cường năng lực của các tổ chức công khác nhau nhằm thiết kế, thực hiện và giám sát tái cơ cấu và các sáng kiến phát triển nông nghiệp bền vững. Trong quá trình chuẩn của Hợp phần A của dự án, Bộ NN & PTNT xác định một số lĩnh vực ưu tiên sơ bộ cần thiết phải triển khai tăng cường năng lực thể chế: (i) Lập kế hoạch đầu tư nông nghiệp, (ii) Giám sát và đánh giá lĩnh vực nông nghiệp, (iii) Khoa học công nghệ trong nông nghiệp, (iv) Phát triển thị trường và thương mại .
Dưới sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (CAP/IPSARD) đã tiến hành nghiên cứu "Phân tích thể chế" về nội dung nêu trên.
Mục tiêu
Phân tích, đánh giá vai trò các bên liên quan tham gia Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (ARP) nói chung, và cụ thể trong các lĩnh vực ưu tiên ban đầu đã đề cập ở trên.
Nhiệm vụ
CAP/IPSARD sẽ tiến hành phân tích vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các bên liên quan đối với các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp tổng thể (ARP) cũng như đối với bốn lĩnh vực ưu tiên sau: (i) lập kế hoạch đầu tư công trong ngành nông nghiệp, (ii) Giám sát & đánh giá của ngành nông nghiệp (M&E), (iii) Đổi mới nông nghiệp, (iv) Phát triển thị trường và thương mại.
Kết quả đầu ra dự kiến
01 báo cáo đầy đủ với 5 chương như sau:
· Chương 1: Tổng quan quá trình triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp
· Chương 2: Lập kế hoạch đầu tư nông nghiệp (AIP)
· Chương 3: Giám sát đánh giá trong ngành nông nghiệp (M & E)
· Chương 4: Khoa học công nghệ trong nông nghiệp
· Chương 5: Phát triển thị trường và thương mại
Thời gian thực hiện
- Dự án đang trong quá trình thực hiện
- Khung thời gian: 12/2014 – 12/2015
Nhóm nghiên cứu