Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, chăn nuôi Việt Nam được dự báo sẽ chịu nhiều tác động từ các hiệp định
 
thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Nghiên cứu này đã tính toán các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh (chỉ
 
số lợi thế so sánh hiện hữu, chỉ số thị phần xuất khẩu, chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu, chỉ số tiềm năng xuất
 
khẩu) kết hợp với so sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với sản phẩm lợn,
 
có thể thấy Việt Nam có năng lực cạnh tranh tốt hơn Trung Quốc nhưng vẫn ở mức thấp hơn khá nhiều so với
 
các nước ở khối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và khu vực hiệp định Việt Nam – EU
 
(EVFTA). Trong khi đó, các sản phẩm gà, bò thịt và bò sữa của Việt Nam cũng có năng lực cạnh tranh thua sút
 
nhiều so với sản phẩm của hai khối này. Nguyên nhân chính là do chăn nuôi ở Việt Nam có quy mô chăn nuôi
 
nhỏ lẻ, chuỗi giá trị phụ thuộc nhiều vào thương lái, năng suất sản xuất ở mức thấp, giá thành sản xuất cao...
 
Vi vậy, khi các FTA có hiệu lực, nhiều sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ có nguy cơ không cạnh tranh được với
 
các sản phẩm nhập khẩu từ các đối tác.Trên cơ sở đó, một số quan điểm chính sách được đề xuất nhằm nâng
 
cao sức cạnh tranh của ngành tập trung vào: (i) hỗ trợ để các ngành chăn nuôi và người chăn nuôi hạn chế
 
được tác động tiêu cực của hội nhập mà trực tiếp là áp lực cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu;
 
và (ii) tạo những đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng thương mại sản phẩm chăn nuôi.

Tải bài viết (click here)

 

Tin tức

Đối tác

Video

Facebook

Nội bộ